Hướng dẫn lắp đặt setup dàn karaoke gia đình và phòng hát karaoke kinh doanh cho chuyên viên kỹ thuật âm thanh
Dàn âm thanh karaoke chuẩn, chất lượng không hề liên quan đến chi phí bộ dàn đắt hay rẻ, mà phụ thuộc vào việc hệ thống âm thanh đó có được setup với kỹ thuật phù hợp nhất với không gian, diện tích sẵn có của căn phòng hay không.
Vì nếu setup dàn kararaoke gia đình giá rẻ nhưng chuẩn thì vẫn cho ra chất âm đẳng cấp đỉnh cao chẳng thua kém phòng hát chuyên nghiệp tại quán karaoke kinh doanh.
Trong bài viết này, Anh Tài Audio sẽ hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và setup dàn âm thanh karaoke chuẩn cho anh em kỹ thuật âm thanh chuyên nghiệp.
Hoặc các gia chủ đang tìm kiếm cách setup dàn karaoke gia đình sẽ có thể tìm hiểu và tự thực hiện cho bộ dàn của mình đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
Anh em kỹ thuật làm càng chuẩn tỉ mẩn, đầu tư thời gian cho khâu này thì bộ dàn âm thanh càng chất lượng và đỡ rất nhiều tiền, công sức, phiền hà và thời gian nâng cấp. Giờ hãy cùng Anh Tài Audio đi vào chi tiết cách thức lắp đặt và setup cấu hình bộ dàn âm thanh karaoke chuẩn theo các tiêu chí diện tích và thời gian nhé.
Hướng dẫn lắp đặt setup dàn karaoke gia đình và karaoke kinh doanh chuyên nghiệp
1.1. Vị trí và kích thước loa và sub
Anh em chuyên viên kỹ thuật âm thanh và các gia chủ cần lưu ý mối liên quan giữa hai loa và vị trí người nghe.
Thường khoảng cách hai loa được đặt bằng khoảng cách từ mỗi loa tới vị trí của người nghe đứng. Tức nối ba điểm gồm hai loa và vị trí đứng của người nghe sẽ được tạo thành hình tam giác đều. Nếu đặt được đúng vị trí này sẽ giúp người nghe cảm nhận âm thanh tốt nhất.
- Vị trí treo loa tùy thuộc vào diện tích và hình dáng thực tế của phòng, vị trí treo loa chuẩn cho phòng karaoke chuyên nghiệp: Cao 2,5m, cách tường 20cm
CHIỀU CAO TỐI THIỂU 1,5M
CHIỀU CAO TỐI ĐA 2,5M
Các kỹ thuật âm thanh của Anh Tài Audio đã lựa chọn vị trí lắp/treo loa
- Vị trí chuẩn của sub nên được đặt góc giữa phòng là tốt nhất, nên đặt ngay dưới Tivi mặt chính hoặc trong góc.
- Vị trí đặt tủ thiết bị âm thanh phù hợp: ít người qua lại, nằm trong góc phía bên cạnh của cửa ra vào phòng.
- Vị trí đặt cây chọn bài hát (không cần nếu dùng đầu HANET): Chọn vị trí phù hợp, không vướng lối đi, thuận tiện cho người sử dụng
1.2. Đấu nối hệ thống amply, vang, micro
– Kết nối dây tín hiệu và dây loa
– Dây tín hiệu
– Lấy đường out L- R audio từ đầu chọn bài (dây AV – có sẵn trong hộp đựng đầu karaoke) cắm vào đường VOD của thiết bị xử lý (vang)
– Lấy đường out micro (gồm: dây 6 ly mono – có sẵn trong bộ micro) vào đường số 1 của thiết bị xử lý (vang số)
Trên thiết bị xử lý lấy 2 đường L-R xuống lần lượt vào đường 1-2 của amly cho loa L-R (loa mặt chính) L – trái vào 1, R – phải vào 2.
Lấy tiếp 2 đường SL (trái) SR (PHẢI) xuống lần lượt 1-2 vào amply cho loa sau.
Lấy đường SW (sub) vào đường 1 của amply đánh sub (đồng thời gạt nút chế độ BRIGER – GẠT CẦU)
– Hướng dẫn chi tiết kết nối dây loa
Loa phía trước mặt chính được gọi là đôi số 1 (1 trái là chiếc bên tay trái hướng nhìn vào tivi chính và ngược lại là 1 phải). Đánh dấu đôi loa số 1 bằng dây rút màu trắng quấn 1 vòng, loa bên phải sẽ cuốn thêm 1 vòng để biết được trái phải).
Loa phía sau được gọi là số 2 (tương tự như đôi số 1 là 2 trái và 2 phải). Đánh dấu đôi số 2 bằng cách cuốn dây rút 2 vòng, loa bên phải cũng cuốn 1 vòng)
Dây sub thì không cần đánh dấu.
Kết nối đôi loa L-R vào amply cho loa L-R (trái vào 1, phải vào 2)
Kết nối loa SR vào amply cho loa SR (TRÁI VÀO 1 , PHẢI VÀO 2)
Kết nối loa sub vào ampli đánh sub (dây + vào cọc đỏ kênh 1, – vào cọc đỏ kênh 2)
– Lắp đặt thiết bị vào tủ máy
Cắm tất cả thiết bị vào quản lý nguồn, gồm:
- Thiết bị xử lý
- Micro
- Đầu vod
- Màn hình chọn bài
- Amply cho loa L-R
- Amply cho loa SR
- Amly cho loa sub
- Quạt gió tủ máy
Lắp đặt các thiết bị vào tủ máy khoa học
Hướng dẫn setup dàn âm thanh karaoke phòng hát kinh doanh – karaoke gia đình chuẩn
2.1. Kiếm tra độ chuẩn của tín hiệu: Stereo L+R
Anh em cần bật từng loa để kiểm tra xem đã đấu nối đúng vế trái – phải hay chưa
Dải tần âm thanh thông thường từ 20hz-20khz (40hz siêu trầm, 80hz trầm, 200hz-500hz trung trầm, 500hz- 2khz trung, 2khz-5khz trung cao, 5khz – 13khz cao, treble 13khz -20khz tai người rất khó nghe)
2.2. Cắm thiết bị phần mềm tunening cho hệ thống
Cắm thiết bị đo – hỗ trợ setup âm thanh (Smaat V7-V8) CRACK hoặc mua bản quyền. (18.000.000vnđ được 2 key)
2.3. Bật pink noise từng loa một để căn chỉnh
Loa giống nhau nhưng khi được treo ở các vị trí khác nhau thì tiếng ra sẽ bị khác nhau
Đưa micro RTA tới gần loa phía trước (trái hoặc phải) cách tầm 1-1,2m, bật pink noise lên và cắt các dải âm thanh xấu trên thiết bị xử lý (anh em đừng lạm dụng cắt quá nhiều nhé)
Sau đó làm tương tự với đôi loa phía sau (1 chiếc thôi)
Xong loa phía sau đưa Micro RTA vào gần giữa phòng (lùi về phía sau người ngồi nhiều hơn), bật pink noise cả đôi phía trước và findelay trên smaat V7-8.
Sau đó chụp hình lại bằng phím cách của má chạy phần mềm v7-8. đặt tên cho đôi phía trước LR, FULL…
Tắt loa trước và bật pink noise đôi loa sau, nhấn findelay máy sẽ cho ra thông số của loa sau nhanh hơn loa trước bao nhiêu miligiay (ms).
Quay sang thiết bị xử lý điền thông số delay vào phần SR. Căn âm lượng giữa loa trước và loa sau bằng nhau (thể hiện ở dải tần hoặc DB trên phần mềm V7-8).
Bật hết 4 loa lên và cắt các tần số xấu ở phần MUSIC tổng của thiết bị xử lý.
Xong tắt hết 4 loa và bật pink noise cho loa sub (cài trong phần mềm là 30hz- 90hz).
Cân pha của sub và loa full sao cho đồng pha nhất và sau đó bật pink noise tất cả loa và sub lên xem sub và full cân đối hay chưa (phần sub thường cao hơn 5-15Db phần loa full là lý tưởng nhất)
Sau đó mở bài nhạc tủ của anh em, check đủ các dải tần nghe lại xem thực tế tai cảm nhận tốt chưa và căn chỉnh theo tai mình cảm nhận, nhờ người khác nghe cùng và cho ý kiến thì càng tuyệt vời.
Kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm của Anh Tài Audio đang setup dàn karaoke kinh doanh
2.4. Căn chỉnh âm lượng của từng loa và sub trong setup dàn kararaoke gia đình – karaoke kinh doanh
2.5. Kiểm tra phase giữa các loa và sub
Kỹ thuật cần kiếm trã kỹ xem các thiết bị đã cùng pha chưa
2.6. Căn chỉnh micro – Setup âm thanh karaoke hiệu quả
Kỹ thuật cần căn chỉnh âm lượng từng micro từng loa trong hệ thống bộ dàn âm thanh karaoke.
Vào phần micro trên thiết bị xử lý cắt HPF 80hz hoặc 90hz.
Micro tổng cộng có 15band – 21 band EQ ( tuỳ thuộc vào các loại vang số)
Phần compressor (limiters)
– threshold : (ngưỡng nén 5db)
– attack time (thời gian nén 20ms)
– release time (thời gian xả 16x)
– ratio( tỷ lệ nén 1.3 )
Sau đó cân tiếng micro cho từng loa sao cho loa trước và loa sau hài hoà với nhau
Cắt các tần số xấu hoặc rú rít
Nâng hoặc cắt các tần số thiếu của lời hát, sao cho tiếng micro nhẹ và mềm mại (thường thì ít khi cần nâng)
Echo – cho người không biết hát để bổ trợ lời hát:
– Echo lever (nhiều hay ít)
Echo delay (nhanh hoặc chậm , số càng cao thì độ lặp lại càng chậm)
Echo repeat (ngắn hoặc dài , số càng cao thì độ lặp lại càng dài)
Echo pre delay (độ trễ của tiếng thực tới tiếng lặp lại)
Echo delay L-R (hiệu ứng echo giữa 2 loa L-R)
Echo pre delay L-R (tỷ lệ với phần echo pre delay 1-6, khi tăng tỷ lệ này lên thì tiếng micro rất rõ nét)
Rever – phô giọng hát lời hát cho ng hát hay, giọng hát hòa quyện phủ trong phòng
Rever lever (nhiều hay ít)
Rever time (ngắn hay dài)
Rever delay (đô trễ của tiếng thực với tiếng rever)
Cắt phần HPF của rever lên 200hz – LPF 10KHZ
2.7. Phối nhạc và micro sao cho hài hòa
2.8. Cắt feedback (Xử lý tiếng hú)
Bất cứ ai sử dụng âm thanh, cũng đều biết tới hiện tượng hú rít của loa. Hiện tượng này là nguồn cội phát triển của hàng loạt thiết bị âm thanh sản xuất mới bổ sung tính năng: chống hú rít.
Để giải quyết triệt để vấn đề này, anh em cần hiểu được bản chất nguyên nhân của tiếng hú rít bắt nguồn từ đâu để có phương án xử lý triệt để.
Nguyên nhân của tiếng hú rít
Xuất xứ của tiếng “hú” này trong hệ thống dàn bắt nguồn từ thiết bị thu tín hiệu âm thanh, chính là chiếc micro.
- Khi thu bắt tín hiệu, micro sẽ nghe và thu lại được chính âm thanh của mình phát ra, âm thanh này ngay lập tức được khuếch đại lại thêm nhiều lần nữa, cho tới khi đạt đỉnh công suất peak của âm ly hoặc main công suất. Vòng lặp tuần hoàn này được gọi là loop feedback.
Feedback tần số cao (rít, rét), hoặc thấp hơn (um), và cuối cùng tới bass (ùm, ụt) tạo ra âm thanh rất chói tai gây khó chịu cho người sử dụng.
Đó là nguyên nhân trực tiếp, ngoài ra có những nguyên nhân gián tiếp như:
- Cách bố trí lắp đặt dàn loa karaoke hoặc chính bởi cấu tạo của loa
- Do cấu tạo micro
- Hoặc do không gian quá hẹp/quá rộng
Cách khắc phục tiếng feedback hú rít khi setup dàn âm thanh karaoke gia đình cao cấp hay dàn âm thanh cho quán karaoke
- Điều chỉnh lại khoảng cách giữa loa và micro
Có thể điều chỉnh thử và check test liên tục cho tới khi âm thanh đạt yêu cầu.
- Chỉnh độ nhạy micro giảm xuống
Anh em từ từ giảm âm lượng của micro để cắt nguồn thu tín hiệu tạp âm, sau đó nâng âm lượng tổng (maste) của cả bộ dàn karaoke lên, cho tới khi công suất bằng lúc trước là được.
Có thể giảm bớt dải tần Hi, Mid cũng là một cách tối ưu cho âm thanh setup dàn karaoke gia đình chuyên nghiệp:
- Thay thế bộ micro khác
- Điều chỉnh bộ khuếch đại
Trên đây là một số chia sẻ thực tế triển khai kỹ thuật thi công lắp đặt setup dàn âm thanh karaoke gia đình hay thi công lắp đặt karaoke chuyên nghiệp – phòng hát karaoke kinh doanh cho anh em kỹ thuật chuyên ngành âm thanh hoặc các gia đình muốn tự tay lắp dàn âm thanh karaoke.
Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin nào trong quá trình lắp đặt, anh em cứ liên hệ hotline Anh Tài Audio để được chia sẻ tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời nhé.